Hiện nay 100% các doanh nghiệp đều phải trả lương qua ngân hàng theo quy định tài chính. Để thuận tiện cho người đi vay, các ngân hàng và công ty tín dụng đã phát triển hình thức vay tín chấp theo lương chuyển khoản. Đây là hình thức sử dụng bảng sao kê lương của các ngân hàng để làm căn cứ chính trong hồ sơ xét duyệt vay vốn.
Tuy nhiên rất nhiều người còn đang thắc mắc và chưa dám thực hiện vay bằng hình thức này. Tham khảo chi tiết nội dung bài viết bên dưới của Vaytien101.com để có cho mình những thông tin hữu ích nhất
Nội dung bài viết
Thế nào là vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
Muốn hiểu về vay tín chấp theo lương chuyển khoản, trước hết phải hiểu thế nào là vay tín chấp? Vay tín chấp khác gì với vay thế chấp?
Vay tín chấp là hình thức vay dựa trên sự tín nhiệm của người cho vay và người đi vay dựa trên uy tín của người đi vay về khả năng trả nợ.
Sự tín nhiệm này có thể dựa trên thu nhập (thường được xác định theo lương), địa điểm sinh sống (xác định qua sổ hộ khẩu), theo chi phí sinh hoạt thông thường (xác định qua hóa đơn điện nước) hoặc một số tài sản có giá trị (tín chấp qua đăng ký xe, sim điện thoại, hợp đồng bảo hiểm)… Thu nhập hoặc chi phí sinh hoạt càng cao thì sự tín nhiệm càng lớn, từ đó mức cho vay cũng cao hơn.
Khác với vay thế chấp, vay tín chấp không cần sự đảm bảo về tài sản. Kể cả trong trường hợp vay tín chấp qua một số tài sản có giá trị như đăng ký xe, sim điện thoại… thì vẫn có sự khác biệt. Nếu vay thế chấp, khách hàng vay vốn được sử dụng tài sản như bình thường nhưng giấy tờ sở hữu sẽ do ngân hàng giữ thì vay tín chấp khách hàng không cần nộp các giấy tờ sở hữu tài sản đó.
Do mức độ rủi ro của vay tín chấp đến từ việc không có tài sản đảm bảo nên hạn mức cho vay thấp hơn, thời gian cho vay thấp hơn và lãi suất cho vay cao hơn vay thế chấp. Vay tín chấp thường không quá 500 triệu đồng, còn vay thế chấp có thể cao hơn, thậm chí tối đa 80% giá trị của tài sản. Thời gian cho vay của vay tín chấp chỉ từ 1 – 5 năm. Trong khi đó thời gian cho vay của vay thế chấp có thể lên tới 35 năm.
Hình thức vay tín chấp theo lương là hình thức vay tín chấp phổ biến nhất hiện nay, do người đi vay không cần phải có tài sản thế chấp mà chỉ cần chứng minh được thu nhập đều đặn theo lương và công việc hiện tại của mình.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng dựa vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ (thể hiện qua bảng lương/ sao kê lương của khách hàng) và lịch sử tín dụng để xét duyệt hạn mức vay vốn.
- Vay tín chấp theo lương chuyển khoản là gì?
Vay tín chấp theo lương chuyển khoản là 1 hình thức của vay tín chấp. Sự tín nhiệm của đơn vị cho vay với khách hàng được xác định thông qua sao kê bảng lương của ngân hàng.
Có 2 loại vay tín chấp theo lương là vay tín chấp theo lương chuyển khoản và vay tín chấp theo lương tiền mặt. Điểm khác biệt của 2 loại hình vay tín chấp này như sau:
Vay tín chấp theo lương tiền mặt: áp dụng đối với các đối tượng được công ty trả lương bằng tiền mặt. Khách hàng cần cung cấp bảng lương của toàn công ty hoặc của cá nhân (đối với các công ty không công khai bảng lương) có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
Hình thức này trước đây được áp dụng khá nhiều tuy nhiên hiện nay còn tương đối ít. Nguyên nhân là do việc xác định tính chính xác, hợp lý của bảng lương mà khách hàng cung cấp khá khó khăn. Một số khách hàng tận dụng kẽ hở này để tư lợi, nâng mức tiền lương cao hơn so với số nhận thực tế để được nhận hạn mức tín dụng cao hơn.
Vay tín chấp theo lương chuyển khoản sử dụng bảng sao kê tiền lương của ngân hàng. Bảng sao kê này chỉ cần xác nhận của ngân hàng chuyển lương, không cần xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi người lao động công tác. Vì vậy sẽ hạn chế kẽ hở trong quá trình xác nhận bảng lương của đơn vị. Ngân hàng cũng kiểm soát được tính lâu dài của khoản thu nhập theo lương của khách hàng, từ đó tính toán tỷ lệ rủi ro để đề xuất hạn mức tín dụng và tỷ lệ lãi suất.
Mục đích của vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
Mục đích của vay tín chấp theo lương chuyển khoản là sử dụng cho tiêu dùng. Vì vậy khách hàng có thể vay để thực hiện các nhu cầu cá nhân cho các mục đích như:
- Vay xây mới hoặc sửa chữa nhà.
- Vay mua sắm phương tiện đi lại.
- Vay mua đồ nội thất gia đình.
- Vay tiền đi học.
- Vay tiền đi du lịch.
- Vay chữa bệnh.
- Một số nhu cầu tiêu dùng khác
Đối tượng của vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
Bất cứ đối tượng nào nhận lương theo hình thức chuyển khoản đều có thể đăng ký vay theo lương chuyển khoản.
Vì mục đích của vay tín chấp theo lương là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nên đối tượng của nó chỉ là các cá nhân.
Phân theo ngành nghề, đối tượng của hình thức này có thể gồm: công chức, viên chức, nhân viên văn phòng, bác sĩ, công nhân trong các công ty, …
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác nhau có những yêu cầu về đối tượng được vay khác nhau, nhưng nhìn chung đều có những điểm chung như sau:
- Độ tuổi:
Từ 20 – 55 tuổi đối với nữ và 20 – 60 tuổi đối với nam tính từ lúc tất toán khoản vay.
Như vậy độ tuổi để xét duyệt hồ sơ vay vốn chỉ từ 20 – 54 tuổi với nữ và 20 – 59 tuổi đối với nam (Do thời gian vay tín chấp theo lương thường phải trên 12 tháng).
Một số tổ chức tín dụng không yêu cầu khắt khe về độ tuổi của khách hàng, mà chỉ quy định từ 20 – 60 tuổi, không xem xét giới tính và không tính thời gian tất toán khoản vay.
Như vậy theo quy định này, những đối tượng ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn ký hợp đồng lao động với các công ty như bảo vệ, tạp vụ, giáo viên hoặc các chức danh cố vấn cho doanh nghiệp… sẽ không thuộc đối tượng của gói tín dụng này.
- Có thu nhập từ lương chuyển khoản.
Thông thường người lao động được trả lương chuyển khoản theo đúng quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2021 đều đủ điều kiện vay vốn.
Chẳng hạn: Khách hàng ở TP. HCM có lương cao hơn mức lương tối thiểu năm 2021 là 4.420.000 đổng là đủ điều kiện vay vốn của đa số các ngân hàng.
Tuy nhiên vẫn có một số tổ chức tín dụng mở rộng tiêu chí này để hỗ trợ và khai thác tối đa số lượng khách hàng. Chẳng hạn Mirae Asset chỉ yêu cầu có mức lương tối thiểu 2 triệu đồng là đủ điều kiện.
- Hợp đồng lao động chính thức
Các hình thức hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán đều không được áp dụng hình thức vay này.
Các tổ chức tín dụng đòi hỏi người đi vay phải làm việc ở đơn vị hiện tại ít nhất là 2 – 3 tháng kể từ ngày thử việc. Còn các ngân hàng thì khắt khe hơn, yêu cầu có thể lên tới 1 năm.
- Không có nợ xấu:
Lịch sử tín dụng là căn cứ rất quan trọng để xét duyệt hạn mức vay vốn. Trước đây, khách hàng chỉ cần không có nợ xấu tại tổ chức đó trong thời gian trước. Tuy nhiên hiện nay, để vay tín chấp cần không có nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
- Điều kiện khác: theo quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
Những đơn vị nào cho vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
Có rất nhiều đơn vị có thực hiện gói vay theo lương này. Các đơn vị này được chia thành 2 nhóm như sau:
Ngân hàng: Gần như tất cả các ngân hàng đều thực hiện gói vay tín chấp theo
lương chuyển khoản như: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank), ngân hàng Vietcombank, Vie
tinbank, Vpbank, Techcombank, MB Bank, Sacombank, BIDV, TP Bank, OCB, Baoviet Bank, LienVietPostBank, MSB…
Chỉ cần nơi bạn sinh sống có chi nhánh của ngân hàng thì bạn đều có thể thực hiện vay theo lương tại ngân hàng đó. Điều này đảm bảo cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên do lãi suất cho vay thấp nên điều kiện để được vay ở các ngân hàng này cũng khắt khe hơn so với các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng: Hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai hình thức cho vay này. Tiêu biểu như: Mirae Finance Việt Nam, Home Credit, FE Credit…
Do quy mô thị trường của các gói vay tại các tổ chức tín dụng này nhỏ, nên gần như chỉ có khách hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh được tiếp cận với các gói vay của các tổ chức này.
Hồ sơ vay tín chấp theo lương chuyển khoản gồm những gì?
Mỗi tổ chức tín dụng có các quy định về hồ sơ vay vốn khác nhau. Vì vậy khi có nhu cầu vay vốn theo lương, khách hàng cần liên hệ với nhân viên tín dụng để được hướng dẫn về các giầy tờ cần thiết.
Nhìn chung, hồ sơ của một khách hàng vay tín chấp theo lương chuyển khoản cần có tối thiểu những giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân (bản sao)
- Hộ khẩu / Giấy xác nhận tạm trú (bản sao)
- Sao kê bảng lương
Như vậy khách hàng có tiền lương được trả qua 1 ngân hàng hoàn toàn có thể nộp hồ sơ vay tín chấp theo lương chuyển khoản ở 1 ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.
Ví dụ: công ty bạn trả lương qua ngân hàng A. Khi có nhu cầu vay vốn, bạn có thể yêu cầu ngân hàng A cung cấp sao kê lương của mình để làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng B mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Nếu có một trong các chứng từ sau sẽ được ưu đãi hơn về hạn mức và thời gian vay vốn:
- Hóa đơn điện, nước.
- Hợp đồng lao động hoặc Quyết định hưu trí
- Giấy Đăng ký kinh doanh/ giấy xác nhận kinh doanh/ hợp đồng thuê sạp
Hạn mức và thời gian vay và thời gian phê duyệt hồ sơ của hình thức vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, các đơn vị cho vay sẽ có quy định về hạn mức tối đa theo lương đối với từng khách hàng khác nhau.
Mức hỗ trợ vay vốn được xét khoảng 10 – 15 lần thu nhập của người cho vay. Vì vậy thu nhập theo lương càng cao thì cơ hội được vay vốn càng cao.
Thông thường số tiền có thể dao động từ 300 – 500 triệu đồng. Đặc biệt có 1 số ngân hàng có thể cho vay lên tới gần 1 tỷ đồng như Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) hay Ngân hàng tập đoàn HSBC.
Thời gian của các gói vay tín chấp theo lương chuyển khoản cũng như thời gian của các gói vay theo lương, thông thường từ 12 đến 60 tháng.
Khách hàng có thể lựa chọn linh hoạt các gói vay theo thời gian để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng trả nợ.
Thủ tục phê duyệt hồ sơ đơn giản hơn do chỉ dựa vào sự tín nhiệm. Thông thường 1 bộ hồ sơ được duyệt chỉ trong vòng 48 giờ làm việc.
Thời gian giải ngân cũng chỉ từ 3 – 5 ngày.
Lãi suất của vay tín chấp theo lương chuyển khoản có cao không?
Do không có tài sản đảm bảo nên mức lãi suất của hình thức tín dụng này cao hơn so với vay thế chấp.
Theo Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 39/2016/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng được quyền thỏa thuận với khách hàng về lãi suất cho vay và sự thay đổi lãi suất căn cứ theo cung cầu vốn trên thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Mức lãi suất này do các ngân hàng và tổ chức tín dụng công bố khác nhau theo từng tổ chức và từng thời kỳ.
Lãi suất thường dao động trong khoảng từ 1 – 3%/ tháng.
Mức lãi suất phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mức thu nhập của khách hàng
- Lịch sử tín dụng của khách hàng
- Địa bàn khách hàng đang sinh sống
- Mức độ uy tín của doanh nghiệp trả lương
- Một số yếu tố khác.
Những khách hàng vay vốn tại chính ngân hàng nhận lương thì sẽ có sự ưu đãi hơn về lãi suất. Những khách hàng lâu năm (đã từng vay tiền tại ngân hàng) và có lịch sử tín dụng tốt (quá trình trả nợ đúng hạn) cũng sẽ được hưởng lãi suất hỗ trợ thấp hơn so với khách hàng lần đầu vay vốn.
Thông thường các ngân hàng cũng có lãi suất cho vay hấp dẫn hơn so với các tổ chức tín dụng.
Cách trả lãi và gốc của vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
Khác với các gói vay khác, vay theo lương cần phải trả theo hàng tháng. Vì vậy, cách tính tiền lãi là vấn đề thắc mắc lớn nhất của khách hàng khi lựa chọn gói tín dụng này.
Có 2 hình thức trả tiền được áp dụng hiện nay. Đó là trả lãi và gốc đều hàng kỳ và trả gốc đều hàng kỳ còn lãi theo dư nợ giảm dần.
Cách trả lãi và gốc đều tức là đơn vị cho vay sẽ tính tổng cả gốc và lãi trong toàn kỳ, sau đó chia đều cho các tháng phải trả trong kỳ.
Như vậy cách tính lãi suất của hình thức này là số tiền lãi này được tính theo dư nợ gốc. Tức là nếu bạn vay 100 triệu, lãi suất 1% / tháng. Số tiền lãi các tháng đều là 1 triệu đồng chứ không bị cộng dồn lãi vào gốc để tính cho tháng tiếp theo.
Cách trả gốc đều hàng kỳ còn lãi theo dư nợ giảm dần: đối với phương thức trả tiền này, lãi suất được tính dựa vào số tiền gốc còn nợ sau khi đã trừ đi các khoản đã trả trong các kỳ trước đó.
Số tiền trả càng về kỳ cuối càng ít do số dư nợ giảm dần.
Tuy nhiên so với phương thức trả lãi và gốc đều thì lãi suất vay của phương thức trả theo dư nợ giảm dần thường cao hơn.
Một thắc mắc nữa cũng được khách hàng quan tâm là có thể trả tiền gốc trong quá trình trả góp hàng tháng không? Câu trả lời là ĐƯỢC.
Ví dụ: Trong trường hợp vay 100 triệu trong vòng 1 năm, mà sau 3 tháng bạn trả cho ngân hàng tiền gốc 50 triệu để nhanh chóng kết thúc quá trình vay thì tiền gốc vay chỉ còn 50 triệu. Số tiền lãi vẫn được tính theo hợp đồng tín dụng ban đầu đã ký kết. Tuy nhiên, đối với một số đơn vị cho vay, bạn cần phải nộp một khoản tiền được gọi là Phí trả nợ trước hạn.
Cần lưu ý gì khi vay tín chấp theo lương chuyển khoản?
- Lựa chọn đơn vị cho vay uy tín.
Hiện nay rất nhiều thông tin khách hàng bị rò rỉ, dẫn đến những phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống của khách hàng. Vì vậy ngoài lựa chọn theo mức lãi suất và hạn mức, khách hàng cần đặc biệt quan tâm để lựa chọn đúng đơn vị cho vay uy tín.
- Kiểm tra thật kỹ hợp đồng cho vay trước khi ký
Thông thường ngoài chi phí về lãi vay thì các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn có một số khoản chi phí phụ khác như bảo hiểm khoản vay, phí trả nợ trước hạn, phí phạt…. Vì vậy khách hàng cần kiểm tra thông tin nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi của mình.
- Thanh toán hàng tháng đúng hạn.
Các đơn vị cho vay đều có quy định về xử phạt khi khách hàng thanh toán chậm khoản nợ của mình. Vì vậy, bạn cần lưu lại lịch thanh toán hoặc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động để nhắc thời hạn trả nợ.
Tóm tại, vay tín chấp theo lương chuyển khoản có những ưu điểm như:
- Đáp ứng nhu cầu tín dụng của các cá nhân
- Thời gian duyệt hồ sơ nhanh chóng.
- Điều kiện xét duyệt đơn giản.
- Bảo mật về khoản vay.
Nhược điểm của hình thức này là:
- Chỉ áp dụng cho các đối tượng có hưởng lương qua chuyển khoản
- Mục đích của loại hình vay là mục đích tiêu dùng
- Hạn mức tín dụng thấp hơn, trung bình chỉ từ 10 đến 500 triệu.
- Lãi suất vay cao hơn.
Nếu bạn đang có khoản thu nhập đều đặn theo lương chuyển khoản và có nhu cầu vay vốn, hãy liên hệ ngay với ngân hàng và các tổ chức tín dụng gần nhất để được hưởng các ưu đãi từ hình thức vay tín dụng theo lương chuyển khoản này nhé!
Kết luận
Bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về vay tín chấp theo lương chuyển khoản. Hy vọng rằng đây đều là những thông tin hữu ích và cần thiết.
Bất kỳ một hình thức vay vốn nào cũng đều có ưu và nhược điểm, do đó, khách hàng cần đọc kỹ và nắm rõ các điều khoản vay vốn cũng như cân đối đến nguồn tài chính – thu nhập của mình để không vướng phải tình trạng “gánh nặng” lãi suất.
Bài viết cùng chuyên mục: